PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG MẦM NON THẠCH LỖI
Video hướng dẫn Đăng nhập

      Kính thưa các bậc phụ huynh!

      Hiện nay trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi đang có chiều hướng gia tăng và có thể bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt.

     Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, tại 63 tỉnh thành, trong đó có 3447 trường dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố và có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%). Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vắc xin sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

     Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh rất dễ lây và gây thành dịch. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi họng bắn ra, khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật, chất tiết đường mũi họng của người bệnh.

     Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ. Sởi là bệnh lành tính nhưng nếu phát hiện muộn hoặc không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa cấp, viêm phế quản, tiêu chảy, mờ hoặc loét giác mạc, viêm phổi nặng có thể dẫn đến tử vong, phụ nữ có thai mắc sởi có thể gây sảy thai, đẻ non…

     Sởi đã có vắc xin phòng bệnh, vắc xin phòng bệnh Sởi đem lại hiệu quả cao, giúp giảm tỷ lệ mắc rõ rệt.

     1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi:

Sốt và phát ban là hai biểu hiện chính của bệnh. Trẻ thường sốt cao, khi sốt giảm sẽ xuất hiện ban dạng sần (gồ lên mặt da) ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực bụng và toà thân. Sau 7 đến 10 ngày, ban biến mất theo thứ tự đã nổi trên da và để lại những vết thâm thường gọi là “vằn da hổ”. Ngoài ra bệnh còn kèm theo một số biểu hiện khác như: chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, tiêu chảy…

      2. Xử trí khi trẻ mắc sởi, nghi ngờ sởi:

Cách ly trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi với trẻ không mắc bệnh trong vòng 7 ngày từ khi phát ban. Cho trẻ ở phòng riêng và đảm bảo thông thoáng.

     Đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường thức ăn giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ mắt của trẻ.

     Cho trẻ uống nhiều nước (Oresol, nước lọc…) đặc biệt khi trẻ sốt cao, tiêu chảy.

     Vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày.

     - Mọi đối tượng chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ đều có nguy cơ mắc bệnh.

      3. Để chủ động phòng chống bệnh sởi Trường Mầm non Thạch Lỗi khuyến cáo các bậc PHHS và người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

     1. Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp sởi rubella khi trẻ đủ 18 - 23 tháng tuổi trong Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chiến dịch do cơ quan y tế địa phương tổ chức.

     2. Người lớn trong gia đình có trẻ dưới 5 tuổi chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi và phụ nữ trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh sởi (có thể tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh sởi - quai bị - rubella) tại các cơ sở tiêm chủng để phòng bệnh cho chính bản thân và cho trẻ trong gia đình mình.

     3. Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ cần vệ sinh bàn tay, thay quần áo...

     4. Ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.5. Nơi ở phải được thông thoáng, lưu thông không khí như: mở cửa sổ thường xuyên, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí...

     6. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, cốc, chén, bát, đũa...), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh. Làm sạch vật dụng cá nhân, đồ chơi, đồ vật nghi bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

     7. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 - 2 lần/ngày.

    8. Hạn chế tiếp xúc với các trường hợp mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.

    9. Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi... gia đình phải thông báo ngay đến Trạm y tế; các cơ sở y tế để được tư vấn, xử trí, điều trị, cách ly kịp thời., không tự ý mua thuốc, truyền dịch điều trị tại nhà

    Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

    Hãy đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin phòng sởi đầy đủ và đúng lịch.

    Trên đây là bài tuyên truyền về bệnh sởi và cách phòng bệnh sởi của trường mầm non Thạch Lỗi, đề nghị các bậc PHHS và mọi người dân thực hiện nghiêm túc các nội dung trên để công tác phòng bệnh sởi đạt hiệu quả cao đem lại sức khỏe an toàn cho mọi nhà, mọi người và toàn xã hội.


 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
“Uống nước nhớ nguồn”- đó là truyền thống quý báu, tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Và với mỗi đứa trẻ lớn lên với lòng biết ơn sẽ biết cảm thông, chia sẻ với mọi người xung quanh, biế ... Cập nhật lúc : 11 giờ 6 phút - Ngày 20 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Trong không khí hân hoan, phấn khởi cùng cả nước chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Sáng ngày 20/11/2024, trường Mầm Thạch Lỗi long trọng tổ c ... Cập nhật lúc : 14 giờ 55 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch năm học 2024-2025 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường và lập thành tích chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường mầm non Th ... Cập nhật lúc : 21 giờ 31 phút - Ngày 11 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, trường MN Thạch Lỗi tổ chức tọa đàm “Giữ lửa hôn nhân, Đắp xây hạnh phúc” và giao lưu “Cắm hoa nghệ thuật” nhằm tôn vinh sự khéo léo và vẻ đẹp ... Cập nhật lúc : 14 giờ 49 phút - Ngày 18 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 27/9/2024, trường Mầm non Thạch Lỗi đã tổ chức Hội nghị Viên chức năm học 2024 - 2025. Hội nghị diễn ra trong bầu không khí trang trọng, dân chủ và đầy trách nhiệm. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 50 phút - Ngày 28 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
Mùa trăng sáng đã đến, mang theo bao niềm vui và tiếng cười. Không khí rộn ràng của Tết Trung thu đã ngập tràn khắp mọi nơi, từ các con phố tấp nập đến từng góc nhỏ trong mỗi gia đình. Với m ... Cập nhật lúc : 9 giờ 14 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
Hòa chung với niềm vui hân hoan đó, hôm nay ngày 5/9/2024 trường MN Thạch Lỗi long trọng tổ chức “Ngày hội đến trường của bé” năm học 2024 - 2025. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 51 phút - Ngày 6 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
Trong niềm hân hoan của các cháu trong ngày lễ tổng kết, và chia tay các cháu 5 tuổi trường Mầm Non Thạch Lỗi Thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Sáng nay ngày 27/05/2024 Trường mầm non Thạch ... Cập nhật lúc : 9 giờ 0 phút - Ngày 29 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Trường mầm non Thạch Lỗi cho trẻ mầm non làm quen với tiếng anh trong giai đoạn từ 3¬ đến 5 tuổi đặc biệt quan trọng. Việc dạy tiếng anh cho trẻ mầm non đã được khoa học chứng minh mang ... Cập nhật lúc : 14 giờ 42 phút - Ngày 14 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 663/KH-UBND ngày 28/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương; Kế hoạch số 514/KH-SGDĐT ngày 18/3/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo ... Cập nhật lúc : 20 giờ 39 phút - Ngày 22 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
123456